Chúng ta có xu hướng lập ra các kế hoạch tài chính như: năm nay tiết kiệm được 500 triệu, hoặc đến năm 40 tuổi sẽ thành tỷ phú.

Những kế hoạch tài chính như vậy không phải là tệ nếu chúng ta có thể thực hiện được chúng. Vấn đề là, thông thường kết quả thực tế có khi chưa được đến 50% danh sách những ‘mơ ước’.

Nguyên nhân của khoảng cách này là bản kế hoạch không sát với tình hình và khả năng tài chính thực tế. Trước khi đi vào vẽ ra một bản kế hoạch hoàn hảo, điều đầu tiên chúng ta cần làm là KHÁM SỨC KHỎE TÀI CHÍNH.

Hiểu mình khỏe và yếu ở đâu về tài chính sẽ giúp mình có một kế hoạch ‘chân chạm đất‘ hơn và ‘đi trên mây‘.

Làm thế nào để tự mình khám sức khỏe tài chính cá nhân? Bài viết sẽ đề cập đến các bước thực hành cụ thể.

***

Đọc thêm: Tài chính cá nhân | 5 nguyên tắc căn bản để hiểu các khái niệm: tài sản ròng, vay nợ, quản lý rủi ro.

Đọc thêm: Tài chính cá nhân | 5 tư duy cần thay đổi để trả lời câu hỏi như có nên ghi chép chi tiêu không, quản lý tài chính cá nhân cần bao lâu.

***

Mục lục:

Bước 1: Thu thập thông tin

1.1 Tài sản

1.2 Thu nhập/chi tiêu

Bước 2: Hình ảnh hóa thông tin (vẽ biểu đồ tài chính)

2.1 Biểu đồ tài sản

2.2 Biểu đồ tiết kiệm

Bước 3: Sử dụng các chỉ số cơ bản để đo sức khỏe tài chính

3.1 Tính toán

3.2 Phân tích và kết luận

Bước 1: Thu thập thông tin

Hãy dành thời gian đáng kể để thu thập thông tin. Thông tin có thể dựa vào số liệu thực tế hoặc những ước tính gần nhất với thực tế (khi không có số liệu chính xác).

1.1. Tài sản/nợ:

Chia thông tin về tài sản và nợ vào 2 nhóm: ngắn hạn (<1 năm), dài hạn (>1 năm). Thu thập thông tin sau:

– Giấy tờ sở hữu về tài sản

– Giấy tờ về vay nợ và thông tin về lãi suất

– Kiểm tra/ước tính GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG (không phải giá trị trên giấy) của các tài sản đang sở hữu: nhà, phương tiện đi lại, đặc biệt là các tài sản tài chính biến động thường xuyên như cổ phiếu, trái phiếu, vàng, ngoại hối (nếu có)

1.2. Thu nhập/chi tiêu:

Tổng hợp thông tin về thu nhập, chia ra thành:

– ổn định (lương)

– có tính biến động (làm thêm)

Tổng hợp thông tin về chi tiêu hàng tháng, chia ra thành:

– chi phí sinh hoạt (cố định và biến đổi)

– chi phí tài chính (trả lãi vay).

Phần chi tiêu thường là phần có nhiều tiểu tiết, khó theo dõi nhất. Có 3 cách, tôi đề xuất:

Dùng nguyên lý Pareto, chúng ta có thể dự đoán 80% chi phí đến từ 20% các khoản chi tiêu. Do vậy, mình cần xác định chính xác 20% các khoản chi lớn này là gì?

Các khoản chi nhỏ lẻ, nhưng có tính lặp lại, như tiền ăn hàng ngày, có thể ghi lại tiền ăn trong 1 tuần vừa rồi, và dùng nó làm con số ước tính cho tiền ăn của tháng.

Tự động hóa chi tiêu. Ví dụ, tôi từ lâu đã tiêu dùng đến 99% bằng 1 thẻ thanh toán ghi nợ (debit card) của 1 ngân hàng duy nhất. Tránh sở hữu nhiều thẻ dẫn đến chi tiêu lẫn lộn, rải rác, khó kiểm soát.

Tôi hạn chế sử dụng thẻ tín dụng (credit card) tránh chi tiêu quá đà. (Bởi vì, thẻ tín dụng không cần có số dư thực vẫn có thể chi tiêu). Đôi khi, do nhiều việc mình quên thanh toán thẻ tín dụng và phải trả lãi quá hạn.

Bước 2: Hình ảnh hóa thông tin tài chính

Sử dụng biểu đồ hay hình ảnh giúp chúng ta nhìn ra một cách nhanh chóng bức tranh tài chính của mình.

Chúng ta có thể sử dụng excel để tập hợp thông tin. Sau đó, mình sử dụng công cụ vẽ biểu đồ của excel để vẽ được biểu đồ như dưới đây:

2.1 Tài sản/nợ/tài sản ròng

This image has an empty alt attribute; its file name is image-7.png
This image has an empty alt attribute; its file name is image-2.png
Tài sản ròng mới phản ánh tình hình tài chính cá nhân chứ không phải tổng tài sản

2.2 Thu nhập/chi tiêu/tiết kiệm

This image has an empty alt attribute; its file name is image-25.png
Số dư cuối tháng sau chi tiêu mới phản ánh sức khỏe tài chính của bạn chứ không phải tổng thu nhập

Sau khi có biểu đồ như thế này, chúng ta đã phần nào hiểu được:

1. Mình có tài sản ròng hay không? Tài sản ròng đang biến động lên xuống ra sao? Tài sản tăng lên tự thân hay được tài trợ bằng nợ?

2. Mình có dòng tiền dương mỗi tháng hay không? Tiết kiệm đang tăng hay giảm qua thời gian?

3. Thu nhập chính từ nguồn nào?

4. Chi phí nào đang phình to, và trở thành gánh nặng tài chính?

Bước 3: Sử dụng các chỉ số tài chính

3.1 Tính toán

Sau đây là các chỉ số tài chính cơ bản, giúp bạn tính toán ngưỡng an toàn tài chính của cá nhân và gia đình mình:

3.2 Phân tích & kết luận

Sau khi tính toán các chỉ số này, cần xem xét:

1. Chỉ số nào về tài chính mình chưa đạt được ngưỡng an toàn?

2. Nếu có nhiều vấn đề cùng một lúc thì ưu tiên mục nào? Điểm này bạn cần linh động.

Ví dụ, nếu bạn:

+ đang có tài sản ròng âm do nợ dài hạn, lãi suất vừa phải

+ không có đủ quỹ dự phòng rủi ro

+ không có bảo hiểm sức khỏe,

–> ưu tiên mua bảo hiểm sức khỏe đầu tiên, tiếp đến tiết kiệm tiền để xây dựng quỹ phòng rủi ro = sinh hoạt phí/tháng x 3-6 tháng, cuối cùng tiết kiệm để trả hết nợ.

Nếu:

+ tài sản ròng âm do chủ yếu là nợ ngắn hạn + lãi suất cao (do vay nóng)

+ không có bảo hiểm sức khỏe

+ không có quỹ dự phòng rủi ro

–> ưu tiên mua bảo hiểm sức khỏe trước, vì đây là lớp bảo vệ tối thiểu bạn phải có, sau đó trả nợ để tránh trả lãi vượt mặt hàng tháng, cuối cùng là xây quỹ dự phòng.

Sử dụng ma trận quan trọng/khẩn cấp của Stephan Covey, tác giả cuốn sách ‘7 thói quen của người thành đạt’, có thể là cách bạn xác định ưu tiên:

Tạm kết

Hy vọng đến đây bạn đã phần nào hiểu được sức khỏe tài chính của mình đang ở đâu và mình cần tập trung vào những yếu tố nào khi lập kế hoạch tài chính.

*Bài viết tới tôi sẽ đề cập những bước thực hành cụ thể trong lập kế hoạch tài chính.


Ảnh bìa: Towfiqu barbhuiya 

Gần đây, một số nội dung của blog bị copy và chia sẻ mà không trích nguồn. Nội dung và hình ảnh gốc đăng tải tại trang này mặc định thuộc bản quyền của Perspective Plus. Khi trích dẫn vui lòng nêu rõ tên blog và link gốc của bài viết cùng tên tác giả Thu Hà. Xin cảm ơn.